Giới thiệu tiềm năng
GIỚI THIỆU CHUNG

Việt Nam nằm ở vị trí huyết mạch của nền kinh tế khu vực, là trung tâm giữa các nền kinh tế phát triển mạnh và năng động, là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới, là cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của các nước Đông Nam Á và châu Á. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển trong khu vực
Với lợi thế “mặt tiền" trông ra Biển Đông, Việt Nam đóng vai trò then chốt về kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trên tuyến đường bộ xuyên Á trong dự án xây dựng tuyến đường cao tốc, nối liền các quốc gia khu vực Âu - Á do Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) khởi xướng. Việt Nam cũng nằm trong trục chính của Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông và khu vực. Với lợi thế đó, Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm, đầu tư của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực.

BẢN ĐỒ TỔNG QUAN TỈNH KHÁNH HÒA

TỔNG QUAN VỀ KHÁNH HÒA

Tỉnh Khánh Hòa có diện tích 5.137,8 km2, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, dân số trên 1,2 triệu người. Tỉnh có Mũi Đôi - Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của Việt Nam.
Về các đơn vị hành chính, tỉnh có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, và huyện đảo Trường Sa).
Tỉnh Khánh Hoà giáp với tỉnh Phú Yên ở phía Bắc, Ninh Thuận ở phía Nam, Đăk Lăk và Lâm Đồng ở phía Tây. Phía Đông của Khánh Hoà là Biển Đông với đường bờ biển dài 385 km. Trên đường bờ biển này có các vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh nối tiếp nhau và đều có những giá trị đặc thù với rất nhiều tiềm năng có thể khai thác cho các mục đích kinh tế, du lịch, cảnh quan, nghiên cứu khoa học và quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, vịnh Vân Phong có diện tích lớn khoảng 46.000 ha, độ sâu trung bình từ 20 - 30m, tương đối kín và chắn gió tốt; là địa điểm của Việt Nam có vị trí gần nhất với tuyến hàng hải quốc tế, nằm gần ngã ba các tuyến hàng hải quan trọng của thế giới; do vậy có vị trí rất thuận lợi để phát triển cảng biển và các dịch vụ hậu cần cảng, nhất là cảng trung chuyển quốc tế. Với vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa có tiềm năng trở thành cửa ngõ ra biển quan trọng hàng đầu của cả nước.
Khánh Hoà có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với trên 200 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển, trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước.
Địa hình tỉnh Khánh Hoà, phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn Nam và phía Đông là biển Đông. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với đa dạng địa hình như núi, đồi, đồng bằng, vùng ven biển, hơn 67% diện tích của tỉnh là đồi núi.
Khí hậu tỉnh Khánh Hòa mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đại dương, nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Khánh Hòa dao động từ 25,3 - 27,1°C. Với hơn 300 ngày nắng trong năm, Khánh Hoà là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch.

Phía Nam là vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế. Khu vực Cảng Cam Ranh bao gồm Vịnh Cam Ranh, Bình Ba và khu vực Bắc Bán đảo Cam Ranh. Hệ thống cảng biển khu vực này có tiềm năng đón được các tàu có quy mô: tàu tổng hợp, container, hàng rời trọng tải đến 70.000 DWT; tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 10.000 DWT; tàu khách quốc tế trọng tải đến 225.000 GT và tàu du lịch biển, du thuyền. Do đó, đây là nơi có nhiều tiềm năng phát triển cảng biển bao gồm cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng khí, bến khách và các bến phục vụ quốc phòng an ninh.
Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh có hơn 40 dự án đang được đầu tư xây dựng tại đây, trong đó có hơn 15 dự án đã đi vào hoạt động bao gồm dự án du lịch, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5* cùng sân golf và khu đô thị. Điển hình có một số dự án: Alma, Fusion, KN Golf Links, Vinpearl Cam Ranh Beach Resort, Mia Resort, Radisson Blu…. đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km2, bao gồm 19 đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất với diện tích 32,5km2. Vịnh Nha Trang có điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử & văn hoá với nhiều tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Khu vực Cảng Nha Trang đảm bảo được các chức năng phục vụ bến khách quốc tế và các bến du thuyền, là đầu mối du lịch biển quốc tế với quy mô cỡ tàu khách đến 225.000 GT
Vịnh Nha Trang được bình chọn là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất Thế giới (2003), từng được bình chọn nằm trong top 10 điểm đến du lịch của châu Á (2016), là nơi thường xuyên được lựa chọn để tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, trong đó đã tổ chức thành công Hội nghị APEC 2017 – SOM 1 và đã tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế (2008).
Phát huy những giá trị đã đạt được cùng với tiềm năng và thế mạnh, Vịnh Nha Trang sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của Thành phố, hướng đến trở thành đô thị hạt nhân của tỉnh, tham gia ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển gắn với bảo tồn các giá trị của vịnh Nha Trang.

Vịnh Vân Phong có độ sâu trung bình 20-27 m, kín gió, nằm gần đường hàng hải quốc tế, có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển. Địa hình đa dạng, hệ sinh thái phong phú; các đảo, bán đảo có cảnh quan đẹp và hấp dẫn, nắng ấm quanh năm.
Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 với tổng diện tích khoảng 150.000 ha (70.000 ha mặt đất và 80.000 ha mặt nước) trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam.
Lợi thế của Khu kinh tế Vân Phong là tuyến đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy dọc Khu kinh tế; có vị trí địa lý là cửa ngõ hướng ra Biển Đông đối với vùng Tây Nguyên để phát triển hành lang kinh tế Đông Tây.
Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 150 dự án đầu tư (trong đó có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký khoảng 4,1 tỷ USD, vốn thực hiện 2,68 tỷ USD đạt 65% vốn đăng ký. Giải quyết việc làm cho 12.000 lao động. Một số dự án công nghiệp và cảng có quy mô lớn đang hoạt động có hiệu quả ở Khu kinh tế Vân Phong: Nhà máy đóng tàu Hyundai – Việt Nam, Tổng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, cảng tổng hợp Nam Vân Phong (tiếp nhận tàu đến 70.000 DWT), cảng tổng hợp Bắc Vân Phong (tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT) .
Ngày 13/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 451/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân phong, tỉnh Khánh hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vân Phong được quy hoạch với tầm nhìn đến năm 2050 có tính chất:
- Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước. Trong đó kinh tế biển là nền tảng có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistic, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác.
- Là trung tâm dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp cao cấp có những sản phẩm dịch vụ, du lịch độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế.
- Là khu vực phát triển đô thị thông minh bền vững với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại.
Khu kinh tế Vân Phong được xác định 19 phân khu, gồm: Phân khu 01 - Khu du lịch sinh thái Đảo Hòn Lớn; Phân khu 02 - Khu du lịch Núi Khải Lương; Phân khu 03 - Trung tâm cảng biển, đô thị, du lịch cao cấp Đầm Môn; Phân khu 04 - Khu đô thị, du lịch Vĩnh Yên - Mũi Đá Son; Phân khu 05 - Khu đô thị, dịch vụ du lịch Tuần Lễ - Hòn Ngang; Phân khu 06 - Khu du lịch Đảo Điệp Sơn; Phân khu 07 - Khu đô thị sinh thái Đại Lãnh; Phân khu 08 - Khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông; Phân khu 09 - Khu sinh thái núi Tây Tu Bông; Phân khu 10 - Khu sinh thái núi Tây Vạn Giã; Phân khu 11 - Khu đô thị Vạn Giã và vùng phụ cận; Phân khu 12 - Khu đô thị Nam Vạn Giã; Phân khu 13 - Khu công nghiệp, dịch vụ Vạn Hưng; Phân khu 14 - Khu đô thị sinh thái đa năng Ninh Hải; Phân khu 15 - Khu dịch vụ đô thị, công nghiệp Tây Ninh An; Phân khu 16 - Khu dịch vụ đô thị và dân cư Đông Bắc Ninh Hoà; Phân khu 17 - Khu đô thị và công nghiệp Bắc Hòn Hèo; Phân khu 18 - Khu đô thị dịch vụ trung tâm Ninh Hoà; Phân khu 19 - Khu chức năng công nghiệp và cảng biển Nam Vân Phong.







● Tổng dự án đầu tư ngoài ngân sách: 500 Dự án
● Vốn đăng ký đầu tư: 480.000 tỷ VNĐ
● Dự án FDI lũy kế đến tháng 3/2023: 119 dự án
● Vốn đắng ký đầu tư FDI: 4,39 tỷ USD
● Vị trí thu hút đầu tư FDI đứng thứ 23/63 tỉnh thành cả nước
● Lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ
Đường hàng không: Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh là cảng có hiệu suất vận chuyển hành khách lớn thứ 4 Việt nam, có lưu lượng khách quốc tế đứng thứ 3 cả nước. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh có khả năng tiếp nhận các loại máy bay Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương.
* Công suất: 85 chuyến/ngày
* Chuyến bay quốc tế đến: Nga, Trung Quốc, Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, U]bekistan.
* Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh cách Trung tâm thành phố Nha Trang 35 km về phía Nam và cách thành phố Cam Ranh 10km về phía Bắc.
Theo định hướng phát triển, tỉnh Khánh Hoà nghiên cứu phát triển xây dựng khu vực cảng hàng không gắn với phát triển Khu kinh tế Vân Phong và phát triển kinh tế - xã hội (nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách) giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2050.
Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, có Ga Nha Trang là một trong những ga lớn đảm bảo trung chuyển hành khách và hàng hóa đi đến các địa phương trong nước.
Đường thủy: Tỉnh Khánh Hoà có định hướng quy hoạch 04 khu bến thủy nội địa tại các khu vực: Vịnh Vân Phong, Đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang và Vịnh Cam Ranh đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với các cỡ tàu: Tàu container đến 24.000 TEU (Bắc Vân Phong); Tàu tổng hợp và hàng rời từ 100.000 đến 300.000 tấn (Bắc/- Nam Vân Phong, Cam Ranh) và Tàu khách đến 225.000 GT cả 04 khu vực.
Bến du thuyền: để phục vụ du lịch, tại các khu vực Vịnh Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong được định hướng nghiên cứu các khu bến, phao neo phục vụ tàu du lịch, du thuyền để sử dụng các dịch vụ du lịch trên và nghiên cứu xây dựng sân bay cho thủy phi cơ phục vụ du lịch gắn với các cảng khách du lịch.


Đường bộ: Giao thông đường bộ thông suốt đến các tỉnh lân cận và khu vực miền Trung - Tây Nguyên qua Quốc lộ 1A, 26, 27C và Hầm Đèo Cả. Các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông gồm các đoạn Vân Phong - Nha Trang, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột hoàn thành trong thời gian tới sẽ tạo động lực, sức lan tỏa phát triển - kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa cùng với các tỉnh duyên hải Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên và các vùng miền trên cả nước.
Định hướng phát triển hạ tầng giao thông quốc gia: tại khu vực huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh: định hướng quy hoạch tuyến đường tránh đô thị từ Quốc lộ 1 tại khu vực xã Suối Tân, huyện Cam Lâm đến Quốc lộ 1 tại khu vực xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh đi song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh sẽ do địa phương đầu tư thay thế tuyến đường Quốc lộ 1 hiện hữu đang đi qua khu vực huyện Cam Lâm, thành phố Cam Ranh.
Định hướng phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh: gồm 35 tuyến đường tỉnh (bao gồm cả đường ven biển). Các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã thực hiện theo quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng huyện và liên huyện.
Kết nối khánh hòa với các vùng miền trung trong cả nước
Các tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm các đoạn: Vân Phong – Nha Trang, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột hoàn thành trong thời gian tới sẽ tạo động lực, sức lan tỏa phát triển – kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa cùng với các tỉnh Duyên hải Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên và các vùng miền trên cả nước
Dự án đường bộ cao tốc Vân Phong - Nha Trang thuộc giai đoạn 2021 - 2025 có chiều dài 84 km.
Điểm đầu là nút giao đầu hầm Cỗ Mã, huyện Vạn Ninh và nút cuối giao với quốc lộ 27C huyện Diên khánh.
Dự án có vận tốc thiết kế 100 - 120 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng.
ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC NHA TRANG - CAM LÂM
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài khoảng 49,1 km đi qua các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và TP Cam Ranh
* Tổng mức đầu tư khoảng 7.615 tỉ đồng
* Dự kiến hoàn thành trong tháng 9-2023
CAO TỐC THÀNH PHẦN CAM LÂM - VĨNH HẢO
Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng chiều dài 104km, đi qua địa phận huyện Cam Lâm, Tp.Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa); các huyện: Thuận Bắc, Ninh Sơn, Thuận Nam, Bác Ái, Ninh phương (tỉnh Ninh Thuận) và huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận). Dự án được thiết kế với vận tốc 100 - 120 km/h, quy mô giai đoạn hoàn thành chỉnh 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m. Trong đó, giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe hạn chế, nền đường rộng 17m, cầu rộng 17,5m. Tổng mức đầu tư khoảng 18.464 tỷ đồng.
Hệ thống lưới điện tỉnh Khánh Hoà nằm trong hệ thống lưới điện quốc gia với lưới điện phát triển khá mạnh, điện năng thương phẩm toàn tỉnh năm 2021 đạt 2,136 tỷ kWh đạt 95,16% so với năm 2020, Pmax 395MW. Các nguồn cung cấp điện chính từ 2 nhà máy thuỷ điện và 01 trạm biến áp 220/110/22KV- 250MVA Nha Trang, công suất (12+250)MVA, Pmax 278MW, đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư.
Dự án Trung tâm nhiệt điện BOT Vân Phong 1 tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.320MW đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến đi vào vận hành thương mại trong năm 2023. Mỗi năm nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện Quốc gia khoảng 9 tỷ kWh thông qua hệ thống đường dây truyền tải 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân.
03 nhà máy thủy điện sau: Thủy điện EaKrongRou công suất 28MW; Thủy điện Sông Giang 2 công suất 37MW; Thủy điện Sông Chò 2 công suất 7MW; Thủy điện Sông Giang 1 công suất dự kiến 12MW. Tổng sản lượng điện hàng năm cung cấp vào hệ thống điện khoảng 289 triệu kWh. 09 dự án nhà máy điện mặt trời (ĐMT) với tổng công suất lắp đặt là 580,6MWp, công suất phát lưới là 565MW
02 nhà máy nhiệt điện sinh khối (bã mía) với tổng công suất 90MW, cụ thể: Nhà máy đường Ninh Hòa công suất 30MW; Nhà máy đường Việt Nam công suất 60MW.



Cấp nước:
Tỉnh Khánh Hoà có 9 nhà máy đạt công suất 173.500m3/ngày-đêm. Khu vực ngoài Khu kinh tế Vân Phong có 05 nhà máy cấp nước với công suất 91.000m3/ngày-đêm. Khu kinh tế Vân Phong có 04 hồ chứa nước gồm Hồ Đồng Điền (100 triệu m3, Hồ Đá Bàn (75 triệu m3), Hồ Hoa Sơn (19 triệu m3) và Hồ Tiên Du (09 triệu m3))
Thông tin liên lạc:
Khánh Hoà sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng internet.
Bản đồ định hướng phát triển Khu Công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
Giai đoạn 2021-2030 tiếp tục đẩy nhanh tiến tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các khu công nghiệp ưu tiên phát triển gồm KCN Suối Dầu, KCN Ninh Thủy (giai đoạn 2), KCN Nam Cam Ranh, KCN Dốc Đá Trắng và KCN Ninh Diêm 3 (giai đoạn 1). Thu hút các dự án sản xuất kinh doanh, phấn đấu lấp đầy 100% KCN Suối Dầu, nâng cao tỷ lệ lấy đầy KCN Ninh Thủy lên 80-90%; KCN Nam Cam Ranh lên 60%, triển khai đầu tư hạ tầng đồng bộ, tập trung thu hút các nhà đầu tư, từng bước lấp đầy các KCN Dốc Đá Trắng, KCN Ninh Diêm 3 (giai đoạn 1)
cụm công nghiệp tại khánh hòa
Khu Công Nghiệp | Vị trí | Quy mô | Tỷ lệ lấp đầy |
Khu công nghiệp Suối Dầu www.sudazi.com.vn |
Xã Suối Tân Huyện Cam Lâm |
136,73 ha | Tỷ lệ lấp đầy 93,3% |
Khu công nghiệp Ninh Thủy www.ninhthuyip.com |
Phường Ninh Thủy Thị xã Ninh Hòa |
207,9 ha | Tỷ lệ lấp đầy 35% |
Cụm công nghiệp và chăn nuôi Khatoco Ninh Ích |
Xã Ninh Ích Thị xã Ninh Hòa |
35,58 ha | Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, tỷ lệ lấp đầy đạt 69% |
Cụm công nghiệp Ninh Xuân | Xã Ninh Xuân Thị xã Ninh Hòa |
50 ha | Đang thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng |
Cụm công nghiệp Đắc Lộc | Xã Vĩnh Phương Thành phố Nha Tran |
34,52 ha | Tỷ lệ lấp đầy 100% |
Cụm công nghiệp Diên Phú | Xã Diên Phú Huyện Diên Khánh |
49,77 ha | Tỷ lệ lấp đầy 100% |
Cụm công nghiệp Diên Phú VCN | Xã Diên Phú Huyện Diên Khánh |
25,23 ha | Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đang thực hiện đầu tư mở rộng giai đoạn 3 |
Cụm công nghiệp Diên Thọ | Xã Diên Thọ Huyện Diên Khánh |
50 ha | Đang thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng |
Cụm công nghiệp Trảng É 1 | Xã Suối Tân và Suối Cát Huyện Cam Lâm |
35,2 ha | Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đang kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp, tỷ lệ lấp đầy đạt 91% |
Cụm công nghiệp Trảng É 2 | Xã Suối Tân và Suối Cát Huyện Cam Lâm |
44,68 ha | Đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng |
Cụm công nghiệp Sông Cầu | Xã Sông Cầu Huyện Khánh Vĩnh |
40 ha | Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đang kêu gọi các nhà đầu tư |
Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của vùng và cả nước với đa dạng các loại hình du lịch, hạ tầng du lịch phát triển đồng bộ
Du lịch nghỉ dưỡng biển đẳng cấp quốc tế chất lượng cao với hàng loạt các resort, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao như: Chuỗi các khách sạn 5 sao của Công ty Cổ phần Vinpearl, MerPerle Hòn Tằm Resort, Amiana Resort, Evason Ana Mandara Nha Trang Resort, Best Western Premier Havana Nha Trang Hotel, Sheraton Nha Trang Hotel & Spa, Sunrise Nha Trang Hotel & Spa, ,ntercontinental Nha Trang Hotel, Citadines Bayfront Nha Trang, Mường Thanh Luxury Nha Trang Hotel, Diamond Bay Resort & Spa, Mia Resort Nha Trang, Alma Resort Cam Ranh, M·venpick Hotels & Resorts, Fusion Resort Cam Ranh, Radisson Blu Resort Cam Ranh, Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa, The Anam Resort, SZandor Hotel & Resort Cam Ranh, Six Senses Ninh Van Bay Resort,…
Sân golf 18- 27 lỗ tiêu chuẩn quốc tế: Vinpearl golf Nha Trang, Diamond Golf Nha Trang, KN Golf Links Cam Ranh….
Khu Công Nghiệp | Đơn vị tính | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 |
Doanh thu du lịch | Tỷ đồng | 12.995 | 17.000 | 21.822 | 27.130,7 | 5.087,4 | 2.407,3 | 13.976,7 |
Tổng lượt khách du lịch | Người | 4.535.764 | 5.430.486 | 6.215.588 | 7.000.055 | 1.247.784 | 600.103 | 2.587.398 |
Khách quốc tế | Người | 1.169.797 | 2.022.121 | 2.793.256 | 3.560.231 | 437.637 | 24.697 | 296.570 |
Cơ sở lưu trú | Cơ sở | 643 | 664 | 750 | 1.082 | 1.113 | 1.147 | 1.169 |
4-5 sao | Cơ sở | 30 | 36 | 49 | 54 | 62 | 64 | 75 |
Phòng lưu trú | Phòng | 25.054 | 29.400 | 39.400 | 49.592 | 49.997 | 20.566 | 22.592 |
5 sao | Phòng | 6.300 | 7.337 | 11.244 | 12.336 | 14.639 | 16.304 | 17.412 |
4 sao | Phòng | 2.900 | 3.409 | 4.019 | 3.978 | 4.752 | 4.262 | 5.180 |



Các địa điểm tâm linh: Tháp Bà, chùa Long Sơn, Nhà thờ đá… là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Khu vui chơi giải trí: Vinpearl Land, Khu du lịch Trăm Trứng, Khu khu du lịch -Resort, Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà, … tạo nên các trải nghiệm giải trí đẳng cấp & đặc biệt dành cho du khách.
Các địa điểm tâm linh: Tháp Bà, chùa Long Sơn, Nhà thờ đá… là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Trung tâm thương mại và siêu thị:Nha Trang Center, Vincom Pla]a Nha Trang, Gold Coast, Lotte Mart… đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng lớn của du khách trong và ngoài nước, ...




Hoạt động văn hoá: Lễ hội Tháp Bà, Festival Biển Nha Trang, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Trái cây Khánh Sơn, ... định kỳ hàng năm hoặc hai năm được tổ chức thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Khánh Hoà. Các Lễ hội được tổ chức cũng là hoạt động gìn giữ nét đẹp và độc đáo về văn hoá và giá trị tinh thần của vùng đất và con người địa phương…
Festival Biển Nha Trang đầy sôi động với những trải nghiệm thú vị
Lễ Hội Tháp Bà được tổ chức định kỳ từ ngày 20 - 23/03 (âm lịch) hàng năm thu hút đông đảo người Kinh, Chăm, Raglai và các cộng đồng tộc người khác ở miền Trung, Tây Nguyên tham gia Lễ hội. Đây là một trong những hoạt động văn hoá tâm linh có ý nghĩa và lớn nhất tại Tp. Nha Trang, Khánh Hoà
Lễ Hội Trái cây Khánh Sơn được tổ chức tại Huyện miền núi Khánh Sơn nhằm quảng bá về nông sản của địa phương và hình ảnh của con người vùng đất Khánh Sơn tràn đầy nội lực và niềm tin yêu cuộc sống.
Hoạt động thể thao: Giải bóng đá vô địch Quốc Gia & Tổ chức thường niên Ngày Quốc tế Yoga với sự tham dự của đông đảo du khách quốc tế.
Khánh Hòa là địa phương tập trung phần lớn các viện & trung tâm nghiên cứu về y tế, khoa học, môi trường, thuỷ sản, … góp phần nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ phát triển khoa học, giáo dục tại địa phương được bền vững. Hệ thống giáo dục của địa phương được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập trung nâng cao chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, thực hiện chương trình mới, củng cố chất lượng giáo dục đại trà, quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành, …
* 06 Cơ sở nghiên cứu đặc thù: Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học, Phân viện thú y miền Trung, Viện Vacxin và sinh phẩm y tế, Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Nuôi trồng thủy sản III.
* Trường đại học, học viện: Trường Đại học Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Thông tin liên lạc, Trường Đại học Thái Bình Dương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Trường Sĩ quan không quân, Học viện Hải quân.
* Trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang, Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang.
* Trên 30 cơ sở đào tạo nghề
* Trường liên cấp quốc tế Việt Nam - Singapore (SVIS)
Giáo viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Nha Trang hướng dẫn thực hành nghề cho học sinh, sinh viên
Hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về đời sống, văn hóa, lịch sử của địa phương.
Tỉnh Khánh Hòa tập trung chú trọng phát triển hệ thống y tế đảm bảo nhu cầu Nhám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hệ thống y tế của địa phương bao gồm hệ thống bệnh viện và các phòng Nhám đa Nhoa tư nhân:
* Hệ thống bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang, Bệnh viện 22/12, Bệnh viện 87, Bệnh viện Tâm Trí, Bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nha Trang, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa Yersin Nha Trang.
* Các phòng khám đa khoa tư nhân: Tín Đức, Phúc Sinh, Medic, Phòng khám đa khoa và bác sĩ gia đình Olympia…
Hệ thống các bệnh viện đa khoa trong toàn tỉnh phục vụ công tác khám chữa bệnh & chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Định hướng phát triển hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Khánh Hoà định hướng xây dựng hệ thống y tế tỉnh Khánh Hòa công bằng, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, bền vững, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe cho vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Bên cạnh các hoạt động xây dựng & phát triển kinh tế, Lãnh đạo Tỉnh cùng cộng đồng các Doanh nghiệp luôn đồng hành triển khai các hoạt động nhằm động viên, khích lệ tinh thần làm việc và phấn đấu của người dân, lực lượng lao động… tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định, bền vững của địa phương.
Các hoạt động chia sẻ khó khắn với những hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh
Các phiên chợ và trung tâm xúc tiến việc làm kết nối và giải quyết hàng nghìn việc làm cho người lao động tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh khánh hòa
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Đến năm 2030: Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. GRDP bình quân đầu người phấn đấu vào nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước. Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc với một số đô thị đạt đẳng cấp quốc tế. Nhân dân được hưởng thụ mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc. Hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; có năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.
Tầm nhìn đến năm 2050: Khánh Hòa là một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, thân thiện với môi trường, bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á; phấn đấu trở thành một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu của châu Á với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các hoạt động kinh tế, xã hội và quản trị của chính quyền vận hành chủ yếu theo phương thức của nền kinh tế số, xã hội số. Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh với các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các lĩnh vực xã hội phát triển hài hòa. Môi trường và cảnh quan thiên nhiên được gìn giữ, nhất là môi trường biển và ven biển; là địa phương đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu đưa phát thải khí nhà kính về mức “0Ȇ của Việt Nam vào năm 2050. Quốc phòng - an ninh, chủ quyền biển, đảo được giữ vững, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 | đạt 8,3%/ năm trong đó: * Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,4%/năm * Công nghiệp-xây dựng tăng 10%/năm * Dịch vụ tăng 8,7%/năm |
GRDP bình quân đầu người | đạt 189 triệu đồng |
Cơ cấu kinh tế | Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 7,3 Công nghiệp- xây dựng: 36,2% Dịch vụ: 48% Thuế sản phẩmtrừ trợ cấp sản phẩm: 8,5% |
Tăng trưởng năng suất lao độg bình quân thời kỳ 2021-2030 |
đạt 7%/ năm |
Tỷ lệ đô thị hóa | đạt 70% |
Tổng lượt khách du lịch | đạt 13,8 triệu lượt khách trong đó: ● Khách quốc tế : có 7 triệu lượt khách ● Khách nội địa : 6,8 triệu lượt khách |
kinh tế số | chiếm khoảng 30% GRDP vào năm 2030 |
THÀNH PHỐ NHA TRANG LÀ ĐÔ THỊ HẠT NHÂN
Phát triển thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa. Phát triển nhanh đô thị thông minh, hạ tầng đồng bộ, giữ vai trò trung tâm giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của vùng và cả nước. Phát triển mạnh khoa học công nghệ & đổi mới sáng tạo, hình thành khu công nghệ cao, trung tâm R&D, thu hút các công ty và chuyên gia công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước. Tiếp tục khai thác các giá trị du lịch, văn hóa, dịch vụ để phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện, phát triển các dịch vụ mới như nghỉ dưỡng, lưu trú dài hạn kết hợp chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
HUYỆN DIÊN KHÁNH LÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI, VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Diên Khánh thuộc vùng kinh tế động lực trung tâm, gắn bó chặt chẽ, bổ trợ và tương hỗ phát triển với thành phố Nha Trang. Diên Khánh được định hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến; nông nghiệp sạch; nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch; trung tâm y tế mới của tỉnh và của vùng; dịch vụ thương mại; giải trí; công nghệ cao gắn với đào tạo đại học, vườn ươm doanh nghiệp.
THÀNH PHỐ CAM RANH LÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH - LOGISTICS
Định hướng phát triển chính: đây là các đô thị cửa ngõ phía Nam Tỉnh Khánh Hòa, tận dụng lợi thế của Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường sắt, đường biển (Cảng Quốc tế Cam Ranh) sẽ phát triển khu vực vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Trong đó, phát triển thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics
CAM LÂM TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ SÂN BAY HIỆN ĐẠI, SINH THÁI, ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ
Định hướng hình thành đô thị mới Cam Lâm tạo nền tảng để hình thành trung tâm du lịch, trung tâm tài chính, kinh tế mới của tỉnh và khu vực.
HUYỆN VẠN NINH TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN CAO CẤP
Huyện Vạn Ninh nằm ở khu vực phía Bắc Vịnh Vân Phong, với các động lực chính để phát triển bao gồm nằm trên tuyến giao thông cao tốc Bắc Nam, gần cảng hàng không Tuy Hoà, lợi thế cảng Đầm Môn và vịnh Vân Phong nước sâu và kín gió, vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Huyện Vạn Ninh được định hướng hình thành một khu đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa, trở thành đô thị du lịch biển cao cấp gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị sinh thái và tự nhiên vùng vịnh Vân Phong, đồng thời là trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, logistic
THỊ XÃ NINH HÒA LÀ ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP
Khu vực trung tâm thị xã Ninh Hòa thuộc một phần trong Khu kinh tế Vân Phong. Khu vực này có lợi thế về giao thương khi nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Bắc Nam, và tuyến đường cao tốc nối Vân Phong – Buôn Mê Thuột. Khu vực này cũng nằm gần cảng tổng hợp Nam Vân Phong. Theo Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, nơi đây sẽ hình thành một cụm đô thị công nghiệp - cảng quan trọng phía Bắc tỉnh Khánh Hòa.
KHÁNH SƠN & KHÁNH VĨNH
Huyện Khánh Sơn & Khánh Vĩnh được định hướng phát triển thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng; đô thị du lịch cảnh quan & đặc sản địa phương.
HUYỆN TRƯỜNG SA
Huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước. Định hướng phát triển kinh tế biển: ngư trường, dịch vụ hậu cần nghề cá, … gắn với quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền Biển đảo.
Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao bao gồm du lịch, tài chính, thương mại, logistics, giáo dục và phát triển đô thị. Khánh Hòa trở thành trung tâm dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp với du lịch biển bền vững, các sản phẩm du lịch cao cấp, dịch vụ vận tải - logistics và phát triển đô thị thông minh.
- Phát triển đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch gắn với bảo vệ môi trường và phát triển các ngành, nghề phụ trợ, gồm du lịch biển, đảo, du lịch núi rừng, sinh thái cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe và du lịch di sản văn hóa, tâm linh. Trong đó tập trung phát triển các khu du lịch ven biển, đầu tư khai thác hiệu quả dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí để tạo các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế; xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế gắn với các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
- Phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Chú trọng phát triển các cảng tổng hợp, chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn tại Vân Phong và Cam Ranh tạo động lực thúc đẩy kinh tế khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chú trọng các dịch vụ logistics chất lượng cao có khả năng kết nối với các trung tâm logistics trong và ngoài nước. Phát triển các ngành dịch vụ cung cấp đầu vào và sử dụng đầu ra của ngành dịch vụ vận tải và dịch vụ logistics (dịch vụ phân phối; dịch vụ du lịch; dịch vụ đào tạo nhân lực cho các phân ngành dịch vụ vận tải); dịch vụ viễn thông, trong đó ưu tiên phát triển các dịch vụ phục vụ cho vận tải biển và các dịch vụ khác như e-logistics, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính - ngân hàng; ưu tiên phát triển dịch vụ gắn với thương mại hàng hoá, xuất - nhập khẩu và các dịch vụ đi kèm.
- Triển khai các ứng dụng số trên cơ sở phát huy hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ xã hội thông minh: Y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng theo hướng đổi mới quy trình, thủ tục và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đa dạng hóa các loại hình khám, chữa bệnh; nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; năng lượng; công nghệ thông tin và viễn thông; công nghiệp hỗ trợ. Thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tăng cường chuyển đổi số, tham gia hiệu quả vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế số.
Giai đoạn 2021-2030 tập trung vào một số ngành công nghiệp theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm chất lượng cao; (2) Công nghiệp cơ khí chế tạo công nghệ cao (chủ đạo là đóng tàu); (3) Công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí; (4) Công nghiệp điện tử, viễn thông, bán dẫn; (5) Công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo, điện tử, viễn thông, bán dẫn, dệt may- da giày; (6) Công nghiệp công nghệ sinh học, sản xuất vắc xin, dược liệu biển; (7) Công nghiệp chế biến sâu vật liệu xây dựng.
Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế. Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến bảo đảm bền vững và hiệu quả cao. Hình thành, phát triển các vùng trọng điểm, chuyên canh sản xuất rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản; phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và phát triển bền vững diện tích rừng và đất theo quy hoạch.
Phát triển ngành thủy sản bền vững, giá trị cao, đồng bộ với các ngành, lĩnh vực phụ trợ như cung cấp giống thủy sản, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực. Phát huy vai trò trung tâm nghề cá lớn để ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa phát triển trở thành địa bàn mũi nhọn trong đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá của vùng. Bên cạnh đó, phát triển nuôi trồng thủy sản giá trị cao, đặc biệt là nuôi biển công nghệ cao, gắn với chế biến và xây dựng, quảng bá thương hiệu.
ba vịnh biển lớn
Phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại. Tổ chức không gian khu kinh tế thành 2 khu vực: Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong.
Khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Phát triển du lịch biển cao cấp để khai thác giá trị tối đa từ lợi thế về vị trí, cảnh quan của khu vực. Kêu gọi đầu tư các khu nghỉ dưỡng hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, thiết kế hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về bền vững của ngành du lịch. Xây dựng bến cảng đón tàu chở khách du lịch và du thuyền hạng sang. Phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng. Định hướng lâu dài phát triển cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện. Thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên du lịch bền vững.
Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển. Tập trung thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp công nghệ cao, năng lượng, chế biến dầu khí, đóng tàu, công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp phụ trợ. Phát triển các cảng hàng hóa gắn với trung tâm logistics tại Nam Vân Phong để phục vụ cho cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển,
cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.
Phát triển thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa.
Phát triển khu vực Vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; trong đó phát triển thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics, huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
- Hành lang kinh tế Bắc - Nam: Là một bộ phận của hành lang kinh tế Bắc - Nam của quốc gia. Đây là hành lang kinh tế chủ đạo của tỉnh Khánh Hòa, gắn với trục giao thông Bắc - Nam, kết nối 3 vùng động lực phát triển, kết nối chuỗi đô thị ven biển, các hạ tầng cửa ngõ như cảng biển, cảng hàng không…
- Hành lang kinh tế Đông - Tây (trên cơ sở trục giao thông QL 26, QL26B và Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột): Kết nối khu vực phát triển đô thị, các trung tâm dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp ven biển với khu vực nội địa của tỉnh; kết nối khu vực Nha Trang - Vân Phong với tỉnh Đắk Lắk.
- Hành lang Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh (trên cơ sở QL 27C và cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Liên Khương (Lâm Đồng)): Tăng cường hiệu ứng lan tỏa phát triển từ thành phố Nha Trang; kết nối tổng hợp cả về đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp; kết nối khu vực Nha Trang, Diên Khánh, Khánh Vĩnh với tỉnh Lâm Đồng.
- Hành lang Cam Ranh - Cam Lâm - Khánh Sơn (trên cơ sở ĐT.656): Kết nối, lan tỏa phát triển từ khu vực ven biển, đồng bằng với trọng tâm là thành phố Cam Ranh và đô thị mới Cam Lâm với khu vực miền núi Khánh Sơn; kết nối về du lịch biển - đảo với du lịch sinh thái núi, rừng, văn hóa; kết nối giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến.
Nghi quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc Hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa gồm 05 nhóm chính sách với 11 chính sách cụ thể:
- Nhóm chính sách về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, gồm 04 chính sách:
(1) Được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ số tăng thu; (2) Tăng thêm mức dư nợ vay (vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương); (3) Được phân bổ thêm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng dự toán chi thường xuyên; (4) Hội đồng nhân dân tỉnh được quyết định cho phªp các huyện, thị xã, thành phố sử dụng ngân sách của mình hỗ trợ huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh.
- Nhóm chính sách về quản lý quy hoạch, gồm 01 chính sách: Địa phương được quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị.
- Nhóm chính sách về quản lý đất đai, gồm 03 chính sách: (1) Địa phương được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha, chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 1.000 ha theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ; (2) Thực hiện chuẩn bị thu hồi đất tại Khu Kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm; (3) Tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.
- Nhóm chính sách Phát triển khu kinh tế Vân Phong, gồm 01 chính sách lớn quy định các nội dung chính: (1) Ngành nghề ưu tiên thu hút vào Khu Kinh tế Vân Phong gắn với các điều kiện đối với Nhà đầu tư chiến lược; (2) Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện dự án và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; (3) Các chính sách ưu đãi và các nghĩa vụ đối với Nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn;
- Nhóm chính sách Phát triển kinh tế biển tại Khánh Hòa, gồm 02 chính sách ((1) Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thuộc phạm vi khu vực biển do tỉnh Khánh Hòa quản lý; (2) Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa
THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG QUÉT MÃ VÀ TRUY CẬP
Sau khi Nghi quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc Hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa được ban hành, Chính phủ và Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cụ thể hoa bằng các quy định sau:
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
(1) Quyết định số 20/2022/QĐ-TTg ngày 12/10/2022 quy định thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt, trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị thuộc tỉnh Khánh Hòa;
(2) Quyết định số 23/2022/QĐ-TTg ngày 18/11/2022 quy định thí điểm về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa tại Nghị quyết số 55/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 3.
(3) Quyết định số 6/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 quy định thí điểm về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với quy mô dưới 500 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Các Quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh khánh Hòa:
(1) Nghị quyết số 9/2022/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 ban hành danh mục dự án đầu tư công thực hiện thí điểm tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
(2) Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 23/9/2022 quy định việc sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xác minh nguồn gốc đất, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất tại Khu kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa;
(3) Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 15/11/2022 cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sử dụng ngân sách các huyện, thị xã, thành phố và nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn;
(4) Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 15/11/2022 quy định trình tự, thủ tục thực hiện chuẩn bị thu hồi đất tại Khu kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm theo trình tự, thủ tục rút gọn;
(5) Nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 phê duyệt Đề án sơ bộ phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa năm 2023.
Các Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa:
(1) Quyết định số 30/2022/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về Quy định chi tiết về mẫu công bố thông tin dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Khu kinh tế Vân Phong;
(2) Quyết định số 3101/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 về việc uỷ quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường đối với dự án đầu tư trong Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.